Cung ít, cầu cao...thị trường BĐS TPHCM cuối năm sẽ như thế nào?
Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, do quỹ đất để phát triển dự án mới tại TPHCM còn hạn chế, nhiều dự án bị ách tắc do pháp lý và nhà đầu tư đẩy lợi nhuận kỳ vọng lên quá cao, khiến khả năng chi trả của người dân bị hạn chế, vì vậy dẫn đến tính thanh khoản thấp.
Theo ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam cho rằng: “Trong nửa cuối năm nay, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM có thể giảm khoảng 30% so với đầu năm. Sức cầu chung cũng như thanh khoản thị trường có thể tiếp tục bị ảnh hưởng nếu động thái siết tín dụng bất động sản của các ngân hàng chưa có hướng tháo gỡ kịp thời. Dưới áp lực chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, mặt bằng giá bán sơ cấp có thể sẽ tăng trong khi giá bán thứ cấp không có nhiều biến động.

Nguồn cung mới và sức cầu của thị trường BĐS 6 tháng cuối năm không có nhiều đột biến
Cũng theo đơn vị này, nguồn cung mới và sức cầu của thị trường BĐS 6 tháng cuối năm không có nhiều đột biến và tiếp tục duy trì ổn định như giai đoạn đầu năm.
Đồng quan điểm TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế nhận định trong 6 tháng cuối năm, các khó khăn tác động tới thị trường như: Nhà nước kiểm soát vốn vào BĐS, giá bất động sản đã tăng cao ở nhiều phân khúc; lãi suất cho vay tăng khoảng 2%. Đặc biệt, các nhà đầu tư đang "kẹt vốn", giảm niềm tin về giá bất động sản tiếp tục tăng.
Hiện nay, có 2 nhóm khách hàng chính trên thị trường là khách mua để ở và mua để đầu tư thay vì gửi tiền ngân hàng, chứng khoán hay một số kênh đang có chiều hướng bất ổn.
Việc đầu tư vào thị trường nhà ở hiện nay không chỉ xảy ra ở TP.HCM mà còn lan rộng ra ở các tỉnh lân cận. Với nguồn cung trên thị trường hạn chế, các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn và nhu cầu nhà ở lớn, dự báo thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ đối diện với khó khăn, đặc biệt là những người mua với nhu cầu ở thực.

Nguồn cung chủ yếu cho thị trường bất động sản là phân khúc nhà phố, biệt thự vùng ven
Quan sát thị trường hiện nay có thể thấy, rất nhiều dự án khu đô thị với quy mô lớn được triển khai tại các quận, huyện xa trung tâm đang là nguồn cung chủ yếu cho thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà phố, biệt thự. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư trong tình hình quỹ đất tại các khu trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm.
Trong bối cảnh hạ tầng không ngừng được hoàn thiện, nhu cầu sống rộng rãi, thoáng đãng, hòa mình cùng thiên nhiên đang khiến cư dân các thành phố lớn có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm, thì dịch bệnh Covid-19 dường như càng thúc đẩy nhu cầu này diễn ra nhanh hơn khi con người dần trở nên ít đi lại và hạn chế giao tiếp xã hội. Ngôi nhà đủ rộng rãi, tiện nghi với các dịch vụ hoàn chỉnh không quá xa trở thành hình mẫu của một ngôi nhà điển hình cho các hộ gia đình. Tại TP.HCM, các dự án hầu hết đều ở thành phố Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh hoặc các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai...
Các chuyên gia cho rằng, hiện nay, quỹ đất phát triển các dự án nhà gắn liền với đất chỉ còn giới hạn tại một số khu vực, trong đó có huyện Nhà Bè, Bình Chánh hoặc các dự án liền kề TPHCM thuộc huyện Cần Giuộc, Long Hậu. Hầu hết các dự án nhà liền thổ tại khu vực này đều có ưu điểm là mức giá còn ổn định, pháp lý sạch đơn cử như dự án KĐT South Wave, dự án KDC Nhà Xinh Residential, dự án KDC Đế Vượng hay dự án Bình Chánh Market. Đây được xem là phân khúc làm kênh trú ẩn an toàn, nhất là đang trong thời kỳ lạm phát như hiện nay.

Tin Tức Công Ty
Nóng Bừng Nhiệt Huyết Chinh Chiến Tại Lễ Vinh Danh Chiến Binh Xuất Sắc Quý I/2021
3105-2021

Tin tức Thị trường
TP.HCM đầu tư triển khai thực hiện 2 dự án kết nối vùng hơn 12.000 tỷ đồng
2005-2021